Nhiễm sắc tố melanin là hiện tượng sản sinh ra quá nhiều sắc tố tối màu trên da, hay hiểu theo một nghĩa đơn giản hơn là triệu chứng trái ngược với căn bệnh bạch tạng. Được biết, thuật ngữ melanin có nguồn gốc xuất xứ từ tiếng Ai Cập, có nghĩa là chất màu đen.
Trong khi đó, căn bệnh nhiễm sắc tố melanin giả là một biến thể khác của sự hình thành màu da. Đặc điểm nhận dạng của nó là những đốm hoặc sọc vằn lớn, tối màu bao phủ khắp cơ thể động vật khiến chúng như bị nhiễm melanin.
Trong hầu hết các trường hợp, những cá thể nhiễm melanin có làn da tối màu sẽ có khả năng sống sót và ngụy trang tốt do ít bị chú ý tới hơn. Nhưng trường hợp này được gọi là nhiễm melanin thích nghi. Đặc biệt, nhiễm melanin thích nghi có tính di truyền và xuất hiện ở nhiều loài động vật như sóc, họ nhà mèo, họ nhà chó và rắn san hô...
Báo là loài động vật có nguy cơ nhiễm sắc tố melanin cao.
Con báo đốm nhiễm melanin giả nên vẫn nhìn thấy được các đốm.
Sóc ghi phương Đông giờ đã biến thành "sóc đen phương Đông" vì căn bệnh nhiễm sắc tố melanin.
Một con rắn săn chuột nhiễm melanin có màu da đen nhánh.
Chú hươu nhiễm melanin với bộ lông đen khác thường.
Sói nhiễm melanin cũng có màu lông đen bao phủ khắp cơ thể.
Trong khi đồng loại có lông trắng ở bụng thì chú chim cánh cụt nhiễm melanin lại có màu lông đen.
Một con ngựa vằn nhiễm melanin giả, khiến các sọc vằn hòa lẫn với màu màu nền chủ đạo.
Mặc dù có tên là cáo đỏ nhưng chú cáo đỏ này lại sở hữu bộ lông màu đen do quá trình nhiễm melanin gây ra.
Cặp đôi Thằn lằn lưỡi xanh bị nhiễm sắc tố melanin.
Chú hải cẩu nhiễm melanin có màu lông và da sẫm màu hơn nhiều lần so với đồng loại.
(Nguồn: T.Sifter)
Những con vật đột biến sở hữu màu lông đen khác thường
0 Response to "Những con vật đột biến sở hữu màu lông đen khác thường"
Post a Comment