1. Sound Search for Google Play - nghe giai điệu, đoán tên bài hát. Có sẵn trên kho ứng dụng của Google, Sound Search là một phần mềm nhận diện bài hát tương tự Shazam, cho phép người dùng biết tên bài hát thông qua giai điệu. Sau khi truy xuất kết quả, ứng dụng này sẽ tự động liên kết bài hát đến kho âm nhạc, giúp dễ dàng mua bài hát. Ảnh: Venturebeat.
2. Primer - Marketing dành cho người mới. Google tung ra Primer vào tháng 10/2014 với mong muốn phổ biến kiến thức Marketing dành cho các Startup. Nó bao gồm những bài học có độ dài 5 phút, mang nội dung về Content Marketing, PR & Media và Search Marketing. Đây được đánh giá là một ứng dụng khá hữu ích dành cho những ai muốn tìm hiểu các vấn đề cơ bản và cốt lõi của Marketing mà không có nhiều thời gian. Phần mềm này đang có mặt trên cả hai hệ điều hành Android và iOS. Ảnh: Venturebeat.
3. Google Authenticator - bảo mật 2 lớp. Ứng dụng này cho phép người dùng Android hoặc iOS tạo mã xác minh 2 bước trên điện thoại của mình. Với cách làm này, chủ sở hữu smartphone, các dịch vụ của Google và cả những ứng dụng bên thứ ba sẽ không phải lo lắng về sự an toàn của tài khoản cá nhân nữa. Ảnh: Venturebeat.
4. Google Gesture Search. Ra đời năm 2010, Google Gesture Search là một ứng dụng Android cho phép người dùng tìm kiếm phần mềm, cài đặt, danh bạ, bookmark và nhiều thứ khác trên thiết bị của mình chỉ đơn giản bằng cách vẽ các con số hoặc chữ cái lên màn hình. Ảnh: Venturebeat.
5. Photo Sphere Camera. Là một ứng dụng chỉ dành cho iOS, tuy nhiên, các tính năng của nó đã được tích hợp vào nền tảng Android. Với Photo Sphere, người dùng có thể tạo ra những bức 360 độ hay Panorama rồi xuất bản chúng trực tiếp tới Google Maps. Ảnh: Venturebeat.
6. Google Opinion Rewards. Đây là tiện ích được nhiều người xem như công cụ để kiếm tiền. Với ứng dụng này, “Gã khổng lồ tìm kiếm” sẽ đưa ra các câu hỏi khảo sát, trả lời thành công mỗi câu hỏi, số tiền mà người dùng nhận được vào khoảng 1 USD. Tiền này không được rút ra mà chỉ được dùng để mua ứng dụng trên kho của Google. Ảnh: Betweenthekids.
7. Google Classroom. Chỉ dành cho tài khoản “Google Apps for Education”, phần mềm cho phép giáo viên tạo ra một môi trường kín để chia sẻ tài liệu cho học sinh. Hỗ trợ iOS và Android, ứng dụng được xem như mạng xã hội giáo dục, ở đó học sinh và giáo viên có thể thảo luận về các vấn đề của bài tập, đồng thời chia sẻ tài nguyên. Ảnh: Venturebeat.
8. Field Trip. Dành cho Android và iOS, Field Trip là ứng dụng khá hữu ích cho những ai đang đi hoặc yêu thích du lịch. Khi đến một địa điểm nào đó, phần mềm sẽ gợi các địa điểm nên ghé qua cũng như thông tin chi tiết về nơi đó. Ảnh: ZTE.
9. Intersection Explorer. Chỉ hỗ trợ nền tảng Android, Intersection Explorer có khả năng đọc cách bố trí của đường phố và các nút giao thông trong khu vực khi người dùng chạm và di chuyển ngón tay trên bản đồ. Tiện ích này giúp người có thị lực kém có thể hình dung đường đi, trước khi mạo hiểm ra ngoài. Ảnh: Venturebeat.
10. Ingress. Nằm trong dự án Niantic Project, Ingress là một trò chơi rất đặc biệt của Google. Không giống như những game hiện tại, trò chơi bắt buộc người chơi phải di chuyển để thu thập năng lượng, mở các tính năng cũng như màn chơi mới. Về cơ bản, tựa game này sẽ phân tích và biến đổi thế giới thật vào trong thế giới ảo. Ảnh: Ytimg.
11. Big Web Quiz for Chromecast. Lấy dữ liệu từ kho kiến thức của Google, trò chơi này thật sự thú vị nếu chơi cùng với người thân và bạn bè. Ảnh: FWA.
11 tiện ích lạ của Google
0 Response to "11 tiện ích lạ của Google"
Post a Comment