Cho đến nay, hàng không vẫn được cho là phương thức di chuyển an toàn nhất. Cụ thể, một người có nguy cơ gặp tai nạn đường bộ cao hơn gấp 180 lần tai nạn đường hàng không. Lý do giải thích cho việc này là ngành hàng không đã thực sự nỗ lực để loại bỏ được tối đa những nguy hiểm tiềm tàng trong quá trình bay với công nghệ tân tiến cùng sự tỉ mỉ, chặt chẽ và nghiêm túc trong các khâu kiểm duyệt.
Tuy nhiên tai nạn của chiếc MH370 vẫn là một cơ hội để ngành hàng không nhìn lại bởi trong thời đại mà bạn có thể định vị một chiếc smartphone nhanh chóng chỉ với vài thao tác, chuyện một chiếc máy bay cùng 239 sinh mạng hành khách biến mất dường như là một điều gì đó khó chấp nhận. Mặc dù cho tới thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn phải chờ kết quả của hành trình tìm kiếm hộp đen máy bay để có được lời giải thấu đáo nhất, sự ra đi của MH370 để lại cho ngành hàng không nhiều lỗ hổng cần lấp đầy để lấy lại niềm tin nơi hành khách.
Trái với những gì người ta lầm tưởng, khi bay trên biển, máy bay không cần gửi tín hiệu liên tục.
Thứ nhất, các chuyến bay thương mại cần được yêu cầu liên tục gửi các tín hiệu theo dõi. Có lẽ trước khi sự việc đáng tiếc xảy ra với chuyến bay MH370, rất nhiều người đã lầm tưởng rằng máy bay liên tục gửi các tín hiệu liên lạc với trạm kiểm soát mặt đất để phục vụ các mục đích như an ninh và điều hướng. Điều này là chính xác khi máy bay bay trên khu vực đất liền, tuy nhiên, khi bay trên biển, máy bay thường chỉ gửi những tín hiệu gián đoạn lên vệ tinh chứ không được yêu cầu liên tục giữ liên lạc. Ngành công nghiệp hàng không đã lên kế hoạch nâng cấp hệ thống radar hiện có sang hệ thống sử dụng công nghệ GPS, tuy nhiên, nó vẫn chưa được thực hiện và giờ là lúc cần thực hiện ngay lập tức.
Thứ hai, chiếc máy bay MH370 biến mất trên màn hình theo dõi khoảng 40 phút sau khi cất cánh. Điều này đến từ việc cả hai hệ thống giao tiếp thông tin của máy bay đều bị tắt một cách bí ẩn. Một trong số đó là radar thứ cấp (để xác định vị trí máy bay trên màn hình radar) và ACARS, hệ thống truyền tải các cập nhật trạng thái và thông điệp từ máy bay đến trạm kiểm soát mặt đất). Hàng loạt những giả thuyết xoay quanh vấn đề tại sao tín hiệu bị ngắt hoàn toàn được nêu ra, từ không tặc, phi công tự sát cho tới hỏa hoạn nhưng tất cả vẫn chỉ dừng lại ở mức độ phỏng đoán.
Những giải thuyết liên tục được nêu ra về sự cố bí ấn MH370 gặp phải, tuy nhiên, tất cả lời giải sẽ phải chờ đến khi hộp đen được tìm thấy.
Trong đó hỏa hoạn là một lí do khá hợp lý để giải thích cho việc tại sao phi hành đoàn buộc phải ngắt toàn bộ thiết bị. Tuy nhiên nếu trường hợp này xảy ra trong thực tế, máy bay sẽ tự động gửi đi một thông báo rằng hệ thống đã được tắt. Từ đây, các cơ quan chức năng sẽ nhận được tín hiệu và theo dõi máy bay thông qua hệ thống radar truyền thống (máy bay sẽ xuất hiện như một đốm sáng đơn thuần, không đi kèm bất kì thông tin nào khác). Nhờ đó trạm kiểm soát không lưu sẽ nhận ra vấn đề của MH370 và nhanh chóng định vị được nó.
Thứ ba, mặc dù nhiều khả năng yếu tố này không hề liên quan đến vụ việc đáng tiếc của MH370 nhưng trường hợp hai người Iran lên máy bay dễ dàng với hộ chiếu giả cũng làm dấy lên những lo ngại về an ninh hàng không.
MH370 được nhiều người ví như “Titanic” của ngành hàng không.
Để kết lại, hàng không Malaysia nói riêng và ngành hàng không thế giới nói chung cần rút ra những bài học cần kíp từ sự việc đáng tiếc của MH370, từ yếu tố công nghệ cho tới sự tỉ mỉ của con người.
0 Response to "Từ MH370 đến những bài học đắt giá cho ngành hàng không"
Post a Comment