Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều trường đại học đã được Bộ GD-ĐT thẩm định đề án tuyển sinh riêng và tiếp tục công bố lấy ý kiến dư luận. Ngoài việc tiếp tục tham gia kỳ thi ba chung của Bộ GD-ĐT, trong đề án này nhiều trường còn đưa ra phương thức tuyển sinh mới dựa trên kết quả ba năm học tập ở bậc THPT.
ĐH Đông Á xét tuyển trên hai tiêu chí kiến thức và đạo đức
Cụ thể, trường sẽ dựa vào kết quả điểm tổng kết ba môn theo từng ngành dự tuyển của thí sinh trong 5 học kỳ (lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) ở 3 năm học trung học phổ thông để đánh giá mặt kiến thức của thí sinh. Các thí sinh đăng ký vào hệ đại học phải có điểm trung bình ba môn trong 5 học kỳ từ 6 trở lên, hệ cao đẳng từ 5.5 điểm trở lên.
Ba môn xét tuyển theo từng ngành học như sau:
Tiêu chí thái độ, đạo đức được đánh giá thông qua kết quả về rèn luyện hạnh kiểm những năm học phổ thông. Nhà trường chỉ xét tuyển những thí sinh có kết quả xếp loại đạo đức tốt, khá trong năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12 của thí sinh, và có sự tiến bộ theo hướng tốt dần qua thời gian và xếp loại đạo đức học kỳ 1 lớp 12 đạt loại khá trở lên.
ĐH Hòa Bình dành 450 chỉ tiêu cho thí sinh tham dự theo kỳ thi chung của Bộ GD-ĐT và 450 chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển dựa vào kết quả tốt nghiệp.
Điểm xét tuyể môn 1 + TBC môn 2 + Điểm TBC môn 3 + Điểm ưu tiên
Trường xét tuyển dựa vào kết quả học tập 5 học kỳ THPT và tổ chức thi năng khiếu đối với các ngành sau đây:
ĐH Phan Chu Trinh kết hợp 2 hình thức tuyển sinh theo kỳ thi 3 chung (30% chỉ tiêu) và tiêu chí riêng của trường (70% chỉ tiêu).
Nhà trường xét tuyển trên cơ sở kiến thức và đạo đức của thí sinh trong suốt 3 năm học trung học phổ thông (THPT), đồng thời đánh giá năng lực và kiến thức xã hội, kiến thức ngành của thí sinh thông qua bài kiểm tra kỹ năng viết, năng lực tư duy, gồm 3 tiêu chí kiến thức; đạo đức; năng lực.
Về kiến thức, điểm trung bình chung năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12 của thí sinh đạt từ 6.0 điểm trở lên. Đối với thí sinh dự tuyển vào cao đẳng đạt từ 5.5 trở lên.
Điểm trung bình năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12 của thí sinh với môn điều kiện theo từng ngành đạt từ 6.0 trở lên. Đối với thí sinh dự tuyển vào cao đẳng đạt từ 5.5 trở lên.
Về đạo đức, sử dụng kết quả về rèn luyện hạnh kiểm những năm học ở THPT. Nhà trường chỉ xét tuyển những thí sinh có kết quả xếp loại đạo đức năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12 của thí sinh từ loại khá trở lên hoặc có sự tiến bộ theo hướng tốt dần qua thời gian và xếp loại đạo đức học kỳ 1 lớp 12 tối thiểu loại khá.
Về năng lực, dựa vào kết quả kiểm tra kỹ năng viết, năng lực tư duy và vận dụng kiến thức. Tổ chức kiểm tra tại trường gồm 2 phần đơn dự tuyển và bài luận.
Thí sinh sẽ viết đơn dự tuyển nêu rõ lý do chọn trường, chọn ngành và kế hoạch, mục tiêu học tập trong 30 phút, được viết tự do không theo mẫu.
Bài luận, thí sinh vận dụng kiến thức xã hội/kiến thức ngành và các kiến thức đã học, đồng thời vận dụng năng lực tư duy để trình bày ý kiến của mình trong khoảng 300 - 600 từ (từ 1-2 trang) về một vấn đề cụ thể trong thực tiễn xã hội đương đại hoặc thực tiễn ngành nghề trong 90 phút.
Đại học Đại Nam dự kiến dành 600 chỉ tiêu (500 chỉ tiêu đại học và 100 chỉ tiêu cao đẳng) để xét tuyển dựa vào kết quả thi đại học, cao đẳng hệ chính quy theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT; 800 chỉ tiêu (700 chỉ tiêu đại học và 100 chỉ tiêu cao đẳng) để xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT dựa vào kết quả học tập bậc trung học phổ thông.
Cụ thể, các ngành xét tuyển dựa vào kết quả THPT:
Tiêu chí xét tuyển gồm tốt nghiệp THPT, tổng điểm ba môn theo khối thi của học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 10; học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 (05 học kỳ) đạt 90.0 điểm trở lên, hạnh kiểm lớp 12 xếp loại khá trở lên.
0 Response to "Thêm 3 trường đại học dự kiến tuyển sinh từ kết quả THPT"
Post a Comment