Theo TS. Phạm Nhật An, dịch sởi hiện nay vẫn chưa lắng xuống do tốc độ lây lan nhanh chóng. Mỗi ngày Khoa Truyền nhiễm tiếp nhận gần 20 bệnh nhi bị sởi. Các bác sĩ đã phải di chuyển, nhường phòng cho bệnh nhân.
Sao chưa công bố dịch?
Theo thông tin chính thức, hiện nay đã có 25 bệnh nhi tử vong do sởi và đều ở miền Bắc. Trước đó, tại một hội nghị ngành y, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội - Nguyễn Nhật Cảm cho biết, năm nay, cường độ dịch sởi thấp hơn vụ dịch năm 2009 - 2010. Theo đó, vị này khẳng định, dịch sởi không có nguy cơ bùng phát tại Hà Nội và sẽ khống chế hoàn toàn trong tháng 4.
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên, PGS.TS Phạm Nhật An, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho rằng, con số 25 trẻ tử vong là bất thường và có thể sẽ không dừng lại.
Ông An cho biết, dịch sởi hiện nay vẫn chưa lắng xuống do tốc độ lây lan nhanh chóng. Mỗi ngày Khoa Truyền nhiễm tiếp nhận gần 20 bệnh nhi bị sởi. Các bác sĩ đã phải di chuyển, nhường phòng cho bệnh nhân.
Năm nay, dịch sởi đã cướp mất sinh mạng của 25 bệnh nhi nhưng con số này có thể sẽ chưa dừng lại. (Ảnh: Lê Hiếu)
Theo ông An, chưa bao giờ, số lượng bệnh nhân nặng do biến chứng sởi được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương đông như thời điểm hiện tại. Dù bệnh viện đã dành riêng khoa Truyền nhiễm cho điều trị bệnh nhân sởi nhưng số giường bệnh vẫn không xuể. Bệnh viện còn sử dụng thêm 15 - 20 giường ở Khoa Cấp cứu cho bệnh nhi mắc sởi.
Tính đến ngày 13/4, cả khoa có 220 bệnh nhân bị sởi biến chứng nặng và 25 ca tử vong do sởi biến chứng, 8 ca đang phải thở máy.
Nhớ lại 40 năm trước, ông An cho biết đã từng chứng kiến nhiều trẻ mắc sởi bị hoại tử, mù lòa, tiêu chảy, suy sinh dưỡng... nhưng năm nay, dịch sởi diễn biến còn đặc biệt hơn, nhất là có nhiều ca sởi gây biến chứng viêm phổi rất nặng. Khi bệnh nhi vừa mới mọc ban, nhiều trẻ chưa xác định có bị sởi hay không đã biến chứng viêm phổi. Dù các bác sĩ đã dùng kháng sinh ngay từ đầu để điều trị cho trẻ mắc sởi nhưng trẻ vẫn tử vong.
PGS. Phạm Nhật An cho rằng, đã đến lúc ngành y phải công bố dịch sởi và nhìn nhận đúng dịch bệnh. Việc công bố dịch sởi chậm trễ có thế khiến người dân mất cảnh giác và dịch bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng.
Đi chữa bệnh, lây thêm sởi
Tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, rất nhiều trẻ đã bị mắc sởi ngay tại bệnh viện.
Chị Ngân (Sơn Tây) cho biết, con trai 9 tháng tuổi đã bị mắc sởi ngay tại viện. Bé Tuấn Anh - con trai chị điều trị tim, đến ngày ra viện thì bị lây sởi.
"Tôi đã rất cẩn thận rồi mà cháu vẫn bị lây sởi từ trong bệnh viện. Sức khỏe cháu ngày càng xấu, phim chụp phổi trắng xóa, phải thở máy nhiều ngày rồi mà vẫn không thấy tiến triển", chị Ngân lo lắng.
Giường bên cạnh, chị Lan cũng buồn bã khi đứa con trai 6 tháng tuổi mắc sởi đang phải thở oxy.
Chị Lan kể, cách đây 5 ngày, con chị bị sốt, viêm phế quản. Chị cho con nhập viện điều trị được 1 ngày đã lây bệnh. Xót con, chị Lan biết tự trách mình để con lây bệnh từ bệnh viện.
Mặc dù có giường nhưng nhiều bé phải ra hành lang nằm tránh lây sởi.
Còn tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, nhiều phụ huynh phải con con nhỏ ra nằm hành lang "né" sởi.
Chị Mai (Hà Đông) đã tự nguyện mua chiếu, ôm con gái mới 4 tháng tuổi ra ngoài hành lang ngay đêm đầu tiên nhập viện.
Chị Mai cho biết, phòng bệnh của con chật cứng, 4 - 5 cháu một giường. Đa số các cháu bị sốt phát ban, sởi nên không dám cho con gái bị viêm phổi nằm gần.
Cháu Trung, 1,5 tuổi vào bệnh viện điều trị viêm phổi, cũng có giường trong khoa Nhi nhưng chị Loan sợ con lây sởi cũng ra ngoài hành lang nằm.
PGS.TS Phạm Nhật An, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ đã từng điều trị hoặc đến khám tại Viện Nhi Trung ương bị lây sởi là điều không tránh khỏi.
Bệnh sởi có tốc độ lan rất nhanh, khoảng 90% số trẻ tiếp xúc với trẻ mắc sởi sẽ bị lây bệnh. Những trẻ có nguy cơ mắc sởi cao là những trẻ có thể trạng yếu, trẻ sinh non, không được tiêm phòng vắc xin phòng ngừa đầy đủ. Người lớn cũng có thể bị sởi nếu cơ thể không đủ miễn dịch với bệnh.
PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng cũng cho biết, tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, nguy cơ lây nhiễm chéo bệnh trong bệnh viện có thể xảy ra. Tại Khoa, người nhà bệnh nhân, bệnh nhân nằm tràn ra hành lang, trước phòng bác sĩ vì sợ lây sởi.
0 Response to "Bác sĩ ở Hà Nội phải nhường phòng cho bệnh nhi sởi"
Post a Comment