3 thay đổi lớn
Dự thảo được đưa ra trên nội dung quan trọng từ Nghị quyết của Hội nghị TƯ 8, trong đó yêu cầu ngành GD&ĐT “Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh” và “Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học”.
Thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013. (Ảnh: Văn Chung)
Theo dự thảo này ngoài diện học sinh được miễn thi theo quy chế thi hiện hành, có thể các học sinh có kết quả học tập, rèn luyện tốt cũng sẽ được miễn thi. Nhưng không phải tất cả những em có học bạ “đẹp” đều được miễn thi mà Bộ GD&ĐT xác định tỷ lệ miễn thi chung cho các địa phương.
Ngoài diện học sinh được miễn thi theo Quy chế thi hiện hành, Bộ GD-ĐT dự kiến miễn thi tốt nghiệp cho các học sinh có kết quả học tập, rèn luyện tốt. Bộ GDĐT xác định tỷ lệ miễn thi chung cho các sở giáo dục và đào tạo, Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng (sau đây gọi là các Sở GDĐT). Năm 2014, tỷ lệ miễn thi chung tối đa là 20%; trong các năm sau, có thể xem xét điều chỉnh tỷ lệ này.
Học sinh được miễn thi vẫn có thể đăng ký dự thi tốt nghiệp. Nếu ý tưởng này được triển khai, Bộ GD&ĐT sẽ có các quy định cụ thể nhiệm vụ của cơ sở giáo dục và các cấp quản lý nhằm đảm bảo tính minh bạch, khách quan, công bằng cho kỳ thi.
Theo dự thảo này thí sinh sẽ thi 4 môn: 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; 2 môn còn lại do mỗi thí sinh tự chọn trong số 5 môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử. Học sinh có thể đăng ký thi môn Ngoại ngữ để được cộng điểm khuyến khích vào điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN); có thể là: bài thi môn Ngoại ngữ đạt 9,0 điểm trở lên được cộng 2,0 điểm; đạt 7,0 điểm trở lên được cộng 1,5 điểm; đạt 5,0 điểm trở lên được cộng 1,0 điểm.
Thay đổi tích cực
Ủng hộ chủ trương đổi mới của Bộ GD-ĐT, PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT DL Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng: "Nếu trước đây học sinh phải thi 3 môn bắt buộc thì nay giảm xuống 2. 3 môn còn lại học sinh không được chọn mà Bộ chọn thay. Nay các em cũng đã được tự chọn. Số môn thi giảm dẫn tới số ngày thi giảm. Đó là những dấu hiệu đáng mừng".
PGS Cương đề xuất môn Ngoại ngữ nên là môn tự chọn. Để khuyến khích thí sinh thi môn này vẫn sẽ có cơ chế cộng thêm điểm cho những em điểm cao. "Nếu học sinh đã thi 4 môn nhưng đăng ký thi Ngọa ngữ để cộng thêm điểm thì vẫn cần có 3 ngày thi. Nếu thành môn tự chọn sẽ đảm bảo thi 4 môn, 2 ngày".
Điều khiến PGS Cương băn khoăn là việc các trường được xác định thỉ lệ miễn thi tốt nghiệp. "Bộ cần nghiên cứu cụ thể để tránh tình trạng những em học chưa tốt chạy vào chỉ tiêu 20% này".
Còn GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng nên bổ sung môn thi Ngoại ngữ vào các môn bắt buộc. Nếu năm nay nhiều thí sinh chưa chuẩn bị kịp thì có thể áp dụng như mọi năm là các em được thi môn khác thay môn Ngoại ngữ. Các môn khác, theo GS Thuyết cũng cần được thi nhưng tổ chức rải rác trong năm học và có thể để cho các trường THPT tự tổ chức thi.nhưng
TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT DL Phan Đình Phùng (Hà Nội) cho rằng: Để giảm áp lực cũng như giảm tiêu cực, nên giao cho các trường THPT xét công nhận tốt nghiệp. Sau đó nhà nước tổ chức một kỳ thi để lấy đó làm cơ sở phân loại tốt nghiệp, đồng thời các trường ĐH có cơ sở tuyển sinh.
0 Response to "Dự kiến thay đổi lớn: Thi tốt nghiệp còn 4 môn"
Post a Comment