1. Chuẩn kết nối USB
Chuẩn kết nối USB ra đời lần đầu tiên vào năm 1994, để rồi 2 sau đó, tức năm 1996 xuất hiện chuẩn USB 1.0. Tiếp theo, năm 2000 là thời điểm ra mắt chuẩn USB 2.0 hay còn được gọi là Hi-Speed USB. Đến tháng 11/2008, chuẩn USB 3.0 ra đời giúp tăng tốc độ truyền tải gấp 10 lần chuẩn USB 2.0. Và đến nay đã có chuẩn USB 3.1 nhưng vẫn đang trong quá trình kiểm thử trước khi được công bố chính thức.
2. Ổ đĩa USB
Ổ đĩa USB được đặt tên dựa trên cách mà thiết bị kết nối với máy tính. Ổ đĩa USB ra đời đã thay thế cho cách thức lưu trữ trên đĩa mềm 1,44MB lạc hậu. Từ lúc có nó, nhu cầu lưu trữ tài liệu của con người đã trở nên dễ dàng và linh động hơn rất nhiều. Ban đầu những ổ đĩa USB chỉ có dung lượng vài MB, nhưng đến nay đã có ổ đĩa USB tính bằng TB, không thua gì ổ cứng.
3. Jack cắm headphone
Chỉ việc cắm và nghe, headphone là phụ kiện không thể thiếu của mỗi smartphone hiện nay. Nhờ nó, người dùng có thể nghe nhạc mọi lúc mọi nơi, thậm chí là tận dụng để nói chuyện điện thoại lúc đang chạy xe. Mặc dù mỗi hãng có thể tự sản xuất những dòng tai nghe khác nhau, công nghệ âm thanh khác nhau, nhưng hầu hết đều sử dụng chung chuẩn jack 3,5mm.
5. Đèn LED
Các bảng quảng cáo là hiện thân rõ nhất của công nghệ này. Với rất nhiều các đèn LED nhiều màu được thiết kế khoa học trên một bảng mạch, cùng với thuật toán tắt/mở có trình tự, tất cả đã tạo nên những bảng điện tử bắt mắt ở khắp nơi.
6. Công nghệ không dây
Công nghệ không dây đã thay đổi thế giới từ những năm 1980s sau khi được tích hợp vào điện thoại di động, nhưng đến năm 1990 thì kết nối không dây mới được phổ biến với chuẩn Wi-Fi và Bluetooth. Đến nay, hầu hết mọi thiết bị cầm tay hiện đại nếu được tích hợp ít nhất hai công nghệ không dây này để kết nối Internet, cũng như trao đổi dữ liệu với nhau.
7. Modem và Access Point
Được chế tạo lần đầu tiên như một hệ thống giúp các máy điện báo giao tiếp thông qua đường dây điện thoại, modem đã được AT&T sản xuất thương mại hàng loạt vào những năm cuối thập niên 50 tại Mỹ. Khi đó, tốc độ giao tiếp của hệ thống chỉ là 110bit/giây. Kể từ sau năm 2000, modem đã trở nên phổ biến tới mức khó ai có thể tưởng tượng. Không chỉ trên các hệ thống analog, mà nó còn giúp kết nối với truyền hình cáp, ADSL và cả thiết bị không dây.
Tương tự, Access Point cũng là một thiết bị định tuyến, nhưng có khả năng phát sóng không dây Wi-Fi để các thiết bị kết nối với nhau và truy cập Internet nhanh chóng.
8. Bàn phím QWERTY
Kiểu thiết kế bàn phím QWERTY được sáng chế bởi Christopher Sholes, một biên tâp viên báo chí vào năm 1867 và sau đó bán lại cho Remington vào năm 1873. Ý tưởng này được Sholes nghĩ ra từ những khó khăn mà ông gặp phải trong quá trình soạn thảo, đến nay nó là công cụ không thể thiếu ở mọi lĩnh vực có liên quan tới đánh chữ.
9. Chuẩn giao tiếp S/PDIF
S/PDIF là viết tắt của cụm từ Sony/Philips Digital Interface Format, nghĩa là chuẩn giao tiếp kỹ thuật số của Sony và Phillips. Đây là một chuẩn giao tiếp chuyên dụng trong các thiết bị âm thanh kỹ thuật số, như đầu đĩa DVD, dàn âm thanh xe hơi...
10. HDMI
Chuẩn kết nối này chủ yếu được sử dụng trên các dòng TV đời mới, giúp truyền tín hiệu cả hình ảnh lẫn âm thanh nhanh và chất lượng cao. HDMI được hợp tác phát triển bởi Hitachi, Sony, RCA và Toshiba.
0 Response to "10 công nghệ giúp cuộc sống dễ dàng hơn"
Post a Comment