Dư luận xã hội đang rất băn khoăn về việc đảm bảo chất lượng của 2 kỳ thi riêng. Ý kiến của ông về vấn đề này?
Khi tuyển sinh riêng, các trường phải làm thế nào để lựa chọn đúng thí sinh có năng lực để học ngành nghề đặc trưng theo đúng yêu cầu. Bộ GD&ĐT đã đưa ra ngưỡng để đảm bảo chất lượng đào tạo mà bất kỳ phương án tuyển sinh riêng nào cũng phải tuân thủ. Khi xây dựng đề án, các trường phải nói rõ ngưỡng đó của mình như thế nào. Bộ không thể đưa ra một ngưỡng chung vì phương án của các trường đưa ra rất phong phú.
Các trường đã đưa ra ngưỡng tuyển sinh của mình thì không được xét tuyển dưới ngưỡng đó, cũng không được xét từ trên xuống chỉ cốt để lấy đủ chỉ tiêu. Ví dụ, không thể chỉ có 600 người đăng ký thi mà lấy cho đủ 500 chỉ tiêu nếu chỉ có 200 người đạt ngưỡng.
Ngưỡng như thế nào thì khi xây dựng phương án thi riêng, các trường phải nói rõ. Sau đó, Bộ GD&ĐT sẽ lấy ý kiến tham khảo rộng rãi, khi dư luận đồng tình thì ngưỡng đó sẽ được chấp nhận và cấp giấy xác nhận cho phương án thi đó.
Thí sinh dự thi môn Toán tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2013.
Lấy ĐH Phan Chu Chinh làm một ví dụ, trường này tính điểm 20% cho kết quả thi ba chung, 20% cho kết quả thi tốt nghiệp, 20% cho học bạ phổ thông... Vậy ngưỡng của họ là gì?
Các trường đã thi riêng không được dùng kết quả thi ba chung để xét tuyển và buộc phải lựa chọn: hoặc ba chung hoặc không.
Như ông đã nói, ngưỡng của từng trường do trường tự đặt ra khi xây dựng phương án tuyển, vậy vai trò quản lý của Bộ GD&ĐT ở đâu?
Về mặt quản lý nhà nước, Bộ GD&ĐT sẽ khống chế bằng những quy định để chất lượng đầu vào không quá thấp. Cụ thể là: Không để phát sinh hiện tượng các tổ chức, cá nhân là cán bộ giáo viên của nhà trường tổ chức luyện thi; Không để phát sinh tiêu cực, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch; Phối hợp để tổ chức tốt công tác kiểm tra giám sát; Công bố rộng rãi phương án tuyển sinh để xã hội giám sát.
Bộ cho phép các trường thi riêng có phải là nới lỏng một số trường khỏi ba chung không?
Luật Giáo dục đại học đã quy định về việc giao quyền tự chủ cho các trường và đó là việc phải làm, vì trong quá trình đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT chuyển từ việc trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị năng lực và tư duy. Phương pháp thi cũ chỉ phù hợp với việc trang bị kiến thức; nay chúng ta phải đổi mới để phù hợp với cách dạy và học mới ở phổ thông. Nếu không thay đổi cách thi thì không thể thay đổi cách học, vì học sinh chỉ nhắm vào thi.
Ông có nhận xét khi các trường công lập vẫn thi ba chung, chỉ có 2 ĐH khởi động xây dựng phương án thi riêng nhưng cũng chưa thực hiện ngay năm 2014?
Vì đa số các trường yên tâm, tránh được rủi ro trong quá trình làm đề thi, tránh tốn kém... khi thi ba chung.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga.
Nếu các trường cứ “yên tâm” mãi thì kỳ thi ba chung có kéo dài mãi không?
Câu trả lời là không! Sắp tới các trường phải làm, vì đó là một khâu trong quá trình đào tạo. Khi Bộ GD&ĐT đã đưa ra lộ trình là 3 năm nữa kết thúc thi ba chung thì các trường phải suy nghĩ, đầu tư.
Vì sao các trường ngoài công lập lại hào hứng với thi tuyển sinh riêng?
Đó là những trường gặp khó khăn trong tuyển sinh và họ nghĩ là tự thi tuyển sinh sẽ tuyển được thí sinh phù hợp với trường họ, tuyển sinh được phù hợp ngành nghề và thực hiện trách nhiệm tự chủ... Bộ rất hoan nghênh các trường này và sắp tới các trường công lập cũng phải làm như vậy nhưng Bộ GD & ĐT để “hành lang” 3 năm là để các trường và thí sinh đang học phổ thông kịp chuẩn bị.
Vì sao Bộ GD & ĐT chỉ quy định 2 đợt thi riêng?
Để cho việc thi cử không trở nên quá phức tạp thêm cho thí sinh, nghĩa là một năm chỉ có thể tổ chức thi 2 lần chứ không thể thi chục lần!
Cảm ơn ông.
0 Response to "Không được luyện thi khi tuyển sinh riêng"
Post a Comment