Thanh Phúc khóc tức tưởi vì bị trọng tài o ép. Ảnh: Sĩ Huyên
Trước đó là những giọt nước mắt đau đớn của các thành viên đội kata nữ khi bị trọng tài trắng trợn tước mất chiếc HCV trong trận chung kết với nước chủ nhà Myanmar.
Đến thời điểm này, người ta tính được rằng có đến 5 lần các VĐV Việt Nam bị o ép và bị cướp đoạt thành quả mà họ phải đánh đổi bằng cả mồ hôi và nước mắt khổ luyện.
Thật ái ngại khi nhìn về cái sân chơi nhỏ bé nhất thế giới này, đã vậy cái “ao làng” ấy lại ngày càng bộ lộ sự bất công và chạy theo thành tích bằng mọi giá. Cứ SEA Games diễn ra ở nước nào là y như rằng nước đó tìm mọi cách loại những môn thế mạnh của nước khác để đưa những môn lạ và độc của nước mình vào thi đấu.
Sống sượng đến mức, không ít người đã nửa đùa nửa thật rằng nếu Việt Nam được trao quyền đăng cai vào các kỳ SEA Games sắp tới cũng nên đưa vào chương trình thi đấu các môn như ném còn, đánh đáo hay thậm chí nhảy sạp, tạt lon (!)
Vâng, những tấm huy chương đoạt được kiểu như vậy thật đáng hổ thẹn!
Trong khi đó, nhìn lại thành tích của các VĐV qua sân chơi này trong những năm qua cho thấy cũng không nhích lên là bao. Có lẽ vì vậy mà có người đã thẳng thừng đề nghị nên dẹp bỏ SEA Games hay ít ra Việt Nam cũng cần bày tỏ quan điểm dứt khoát khước từ sân chơi này, xét trên cả khía cạnh tài chính lẫn chuyên môn.
Thôi thì chuyện dẹp bỏ SEA Games hay từ chối tham gia kỳ đại hội thể thao khu vực này có lẽ còn phải bàn lâu và bàn nhiều. Song trước mắt, thiết nghĩ những quan chức Việt Nam tháp tùng theo đoàn không thể bàng quan hay khoanh tay ngơ ngác đứng nhìn thành quả của các VĐV bị tước đoạt một cách oan ức và tức tưởi. Phải tranh đấu mạnh mẽ và quyết liệt, không chỉ vì thành tích chính đáng mà còn vì sự trong sáng và tinh thần thượng võ vốn phải có của sân chơi này.
Được biết, có đến 31 quan chức tháp tùng theo đoàn thể thao Việt Nam lần này.
Vâng, họ đi đông thế để làm gì?
0 Response to "Quan chức VN đi đông để làm gì?"
Post a Comment