"Tôi đi phỏng vấn xin việc mua bực mình"


Trong vai một sinh viên năm nhất đang có nhu cầu tìm việc làm thêm thời vụ trong dịp tết, tôi tìm đến địa chỉ “tuyển nhân viên” tại phố Hạ Đình (Thanh Xuân, Hà Nội)…


"Tôi đi phỏng vấn xin việc mua bực mình" 1


Tờ rơi với thông tin tuyển dụng không thể không tìm đến...


9h sáng, tôi có mặt để phỏng vấn xin việc. Bên ngoài địa điểm không hề có tên biển công ty như tờ rơi phát đi - mà chỉ có một tấm biển xanh với dòng chữ “Phòng đăng kí bán hàng”. Bước vào trong phòng rộng khoảng 40m2 với 3 nhân viên nữ, 4 cái bàn và hai giá đựng vài ba tờ giấy.


Một người tự xưng là P. – nhân viên của “công ty” tiến hành phỏng vấn sau khi yêu cầu tôi trình tờ rơi được phát, chứng minh thư hoặc thẻ sinh viên.


Trong quá trình phỏng vấn, nhân viên này liên tục giới thiệu về quy chế tuyển dụng của “công ty”, nhấn mạnh mức lương “khủng” mà người tuyển dụng sẽ nhận được chỉ với 2h30’ đồng hồ làm việc cho “công ty” là 140.000/ca. Việc làm rất đơn giản chỉ là đứng và phân phát sản phẩm khuyên mại tới khách hàng hay ngồi bán hàng. Hấp dẫn hơn là thời gian và địa điểm người tuyển dụng tự lựa chọn, có thể đi làm ngay trong ngày và lương được trả ngay sau ca.


Sau khi kê khai sơ yếu lí lịch vào đơn xin tuyển dụng thì nhân viên tên Phương yêu cầu tôi nộp 100.000 đồng cho “công ty” với lí do đó là tiền hồ sơ. Tôi thắc mắc vì tờ rơi ghi “không đặt cọc, không thế chấp sản phẩm” thì nhân viên giải thích: “Để tránh trường hợp các em làm mất mát, thất thoát số lượng sản phẩm của công ty trong quá trình đi làm thì bên chị cần có một hồ sơ để quản lí nhân viên...”


Tôi tỏ ra lo lắng vì không mang đủ tiền thì ngay lập tức nhân viên này hỏi em mang bao nhiêu? Nếu không mang đủ thì em có thể nộp trước một vài chục để chị kí giấy hẹn cho, bao giờ có đủ tiền làm hồ sơ thì sẽ được đi làm. Tôi vẫn tiếp tục giả vờ lo lắng vì số tiền mang theo quá ít, nhân viên này vẫn không chịu buông tha nói: “Thế thì em nộp trước một, hai chục cũng được”.


Khi thấy tôi nhắc đến chuyện gọi điện cho bạn mang tiền lên thì nhân viên này chèo kéo luôn rằng em có thể đăng kí làm hộ bạn em. Tôi hỏi vặn lại: “Thế không cần chứng minh thư hay thẻ sinh viên hả chị?”- nhân viên bối rối “những yêu cầu đó sẽ được bổ sung trong quá trình làm”.


Rồi nhân viên đưa tôi “phiếu hẹn” có nội dung là khoảng 11h trưa quay lại nộp phí…


"Tôi đi phỏng vấn xin việc mua bực mình" 2


Giấy hẹn nộp phí không có thời gian đi làm cụ thể


Bạn Nguyễn Minh N. (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cũng từng là một “nạn nhân” của chiêu trò kể lại: “Hồi đầu năm nhất mình nhẹ dạ, nóng vội với việc làm thêm nên đã bị mất trắng 500.000 đồng để “công ty” lo đồng phục, tiền làm hồ sơ và tiền đảm bảo mình được tuyển thẳng chứ không phải qua phỏng vấn lần hai.”


“Công việc của mình là đi phát tờ rơi như cam kết ban đầu nhận được” – N. nhớ lại. Chỉ tiêu lấy 50 người, hôm mình đến phỏng vấn có đến hơn chục người. Các hôm khác chắc chắn cũng nhiều như thế, thế mà còn thiếu chỉ tiêu. Thấy nghi nghi nên đã đổi ý rút hồ sơ nhưng không được…


Cùng cảnh ngộ Hoàng Thị Loan (sinh viên Trường ĐH Thương mại) ấm ức, sau khi đóng 350.000 tiền lệ phí thì trung tâm cam kết Loan được vào làm nhân viên bán hàng cho một cửa hang. Qua hơn một tháng mà vẫn không thấy lương đâu, thắc mắc mãi họ mới trả có 1/3 số tiền thỏa thuận với lí do trừ 50% tiền lương vì bán hàng doanh thu thấp, và bị giữ lại một ít để giữ nhân viên. Trong quá trình làm lúc nào cũng bị gây khó dễ, lấy cớ trừ lương”.


Thực tế cho thấy, khi đã “cắn câu”, dù sinh viên có làm tốt công việc đến đâu nhưng đến cuối cùng vẫn không bao giờ nhận được mức lương như đã thỏa thuận. Và cho dù sinh viên có kí hợp đồng thì những điều khoản trong đó cũng không bao giờ giúp họ lấy lại được số tiền đã mất, nếu thay đổi nguyện vọng.





"Tôi đi phỏng vấn xin việc mua bực mình"

0 Response to ""Tôi đi phỏng vấn xin việc mua bực mình""

Post a Comment

Friends list