Chiêm ngưỡng quá trình "thoát xác" của các loài động vật

Thế giới động vật vô cùng phong phú và kỳ diệu. Có những loài vật chỉ mặc nguyên một bộ quần áo trong suốt cuộc đời nhưng không ít loài vật lại luôn thay áo và xuất hiện với hình dạng mới. 
Với những loài vật này, "lột xác" là tiến trình then chốt của cuộc sống, đó là cách để chúng có thể tồn tại và phát triển. Cùng tìm hiểu bộ dạng của một vài loài vật khi chúng "thoát xác".

1. Rắn

Tùy vào độ tuổi, mỗi năm rắn "lột xác" từ 4 - 8 lần. Theo đó, rắn sẽ nằm yên một chỗ, từ từ uốn thân để loại bỏ lớp áo cũ từ đầu đến cuối. 

Việc "lột xác" của rắn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như nhiệt độ, môi trường, độ ẩm. Hoạt động này có tác dụng kiểm soát nội tiết tố bên trong cơ thể giúp rắn lớn lên. 

2. Ve sầu

Ấu trùng ve sầu trải qua 3-6 năm sống trong lòng đất. Trong lần lột xác cuối cùng, nhộng chui ra khỏi chỗ ẩn nấp và bò lên cây, tự gồng mình, làm nứt vỏ và từ từ chui ra theo phần lưng. 

Sau đó, chú ve sầu sẽ nằm bất động mấy giờ liền cho lớp da và cánh mới khô ráo để có thể bay đi.

3. Cua

Trước khi lột xác một ngày, cua bắt đầu hấp thụ nước biển để cơ thể bắt đầu phồng lên như một quả bóng. Việc này giúp chúng mở rộng lớp vỏ cũ và tạo một đường nứt nhỏ chạy khắp cơ thể.

Sau đó, cua sẽ thu lại phần cơ thể nhiều lần và rút chân trước, tách hoàn toàn khỏi lớp vỏ cũ. Quá trình thay vỏ mới của một con cua thường kéo dài trong vòng 15 phút.

4. Nhện

Để tháo bỏ lớp vỏ của mình, nhện sẽ tăng nhịp tim để bơm nhiều máu Hemolymph từ bụng lên ngực. Áp lực này sẽ tạo ra nhiều vết nứt trên lớp áo ngoài của nhện. Lúc này, nhện bắt đầu co mình và dồn sức đẩy mình thoát ra khỏi lớp vỏ cũ. 


5. Tắc kè

Những chú tắc kè sẽ cọ mình vào cành cây để lột bỏ lớp xác của mình. Mỗi năm, tắc kè lột da khá nhiều lần bởi lớp da cũ không đủ đàn hồi với sự phát triển của cơ thể. Sau khi "thoát xác", tắc kè sẽ ăn lớp da của mình như một nguồn thực phẩm bổ béo, nhiều vitamin.


Sau 2 - 3 tuần ăn uống no nê, sâu bướm lớn hơn sẽ nhả tơ kết thành một khối chúng ta gọi là kén, nó cho cơ thể vào trong, thoát xác và hóa thành nhộng. 


Khoảng hơn 2 tuần sau, bướm ở trong cọ lưng vào kén tạo thành lỗ thủng nhỏ để chui ra. Bướm mới thoát khỏi lớp kén chưa thể bay ngay bởi đôi cánh còn chưa khô ráo và cứng cáp. Sau khoảng 1 giờ đồng hồ, đôi cánh của bướm có kích thước đầy đủ, khô và sẵn sàng để bay.

Nguồn: NationalGeographic, Acidcow


0 Response to "Chiêm ngưỡng quá trình "thoát xác" của các loài động vật"

Post a Comment

Friends list